Giống cây từng bị bỏ rơi, bất ngờ nay là "cây hái ra tiền", nông dân Đắk Lắk tranh nhau mua
Cây ca cao từng bị chặt bỏ hàng loạt, nay giá tăng kỷ lục, nông dân Đắk Lắk kiếm hàng trăm triệu mỗi hecta Những ngày đầu tháng 5/2025, tại xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), không khí trên các vườn ca cao trở nên nhộn nhịp lạ thường. Sau nhiều năm bị “quay lưng” vì giá cả lao dốc, cây ca cao bất ngờ bước vào thời kỳ "hoàng kim". Giá hạt khô tăng vọt lên 240.000 – 260.000 đồng/kg, mức cao nhất từ trước đến nay. Giá ca cao tăng cao kỷ lục khiến bà con nông dân rất phấn khởi. Trong ảnh: Một nông dân ở xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đang chở những quả ca cao vừa hái xong trên chiếc xe rùa. Ông Dương Quang Khang (thôn Tân Tiến, xã Ea Na) chia sẻ, gia đình ông bắt đầu trồng ca cao từ năm 2004 vì nhận thấy cây này chịu hạn tốt, phù hợp đất khô cằn, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, có thời điểm, giá ca cao chỉ còn 38.000 – 40.000 đồng/kg, thậm chí thu hoạch xong không ai mua, khiến ông đành phá bỏ 3 sào, chuyển sang trồng cây ngắn ngày. Thế nhưng, bước ngoặt đến từ năm 2022, giá ca cao bắt đầu nhích lên và đến nay đã tăng gấp ba lần. “Giá cao giúp gia đình tôi tự tin cải tạo lại vườn ca cao còn lại, đầu tư bài bản hơn. Chưa bao giờ cây ca cao có giá trị như hiện nay”, ông Khang phấn khởi nói.
Ông Nguyễn Văn Sỹ – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất ca cao hạt Tân Thành (xã Ea Na, huyện Krông Ana) chia sẻ, giá ca cao tăng mạnh trong hai năm qua đã giúp nhiều xã viên có thu nhập khá, từng bước cải thiện đời sống gia đình. Tại Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất ca cao hạt Tân Thành (xã Ea Na), nơi đang canh tác khoảng 36ha ca cao, ông Nguyễn Văn Sỹ, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất ca cao hạt Tân Thành cho biết: “Giá hiện tại dao động khoảng 235.000 đồng/kg. Với năng suất 1,5 – 1,8 tấn/ha/năm, bà con có thể thu lợi từ 400 – 450 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí”. Không chỉ bán hạt tươi, hợp tác xã còn đầu tư sơ chế, lên men và phơi khô để nâng giá trị sản phẩm. Nhờ mối liên kết với doanh nghiệp, sản phẩm ca cao được bao tiêu với giá ổn định, tạo niềm tin cho người trồng. Giống ca cao ở Đắk Lắk “cháy hàng”, vườn ươm chưa đủ bán Giá ca cao tăng cao kéo theo cơn sốt cây giống. Bà Triệu Thị Quyền (ở xã Ea Na, huyện Krông Ana) chia sẻ: "Từ đầu năm nay, nhu cầu mua cây giống ca cao tăng đột biến. Đến thời điểm này, gia đình tôi đã xuất bán khoảng 3.000 cây ca cao giống cho người dân các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông". Hiện cây ca cao ghép chồi đang được bán với giá từ 17.000 – 18.000 đồng/cây. Do nhu cầu tăng cao, nhiều cơ sở ươm giống rơi vào tình trạng "cháy hàng". Hiện giá giống ca cao ghép chồi dao động 17.000 – 18.000 đồng/cây, cây thực sinh khoảng 10.000 đồng/cây. Thậm chí, chồi ca cao đang được các vườn ươm mua lại với giá 180.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Sỹ cảnh báo: “Chồi ghép phải từ cây 5 – 6 năm tuổi trở lên mới đảm bảo chất lượng. Nếu sử dụng chồi non, cây giống sẽ yếu, kém năng suất, gây thiệt hại lớn cho người trồng”. Dù giá ca cao đang ở mức kỷ lục, xã Ea Na hiện chỉ còn khoảng 60ha ca cao – giảm mạnh so với con số 300 – 400ha cách đây vài năm do người dân từng chán nản phá bỏ vườn cây. Ông Nguyễn Trọng Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), cho biết trước đây toàn xã có khoảng 300-400ha ca cao. Tuy nhiên, nhiều năm trước, do giá cả bấp bênh, người dân đã phá bỏ phần lớn diện tích ca cao để chuyển sang trồng các loại cây khác như hồ tiêu, cà phê. Vì vậy, đến nay, diện tích ca cao trên địa bàn xã chỉ còn khoảng 60ha. Giá ca cao tăng vọt trong thời gian gần đây là tín hiệu rất đáng mừng đối với người dân. Tuy nhiên, do quỹ đất hạn chế, bà con hầu như không mở rộng thêm diện tích mà tập trung tái đầu tư, cải tạo vườn ca cao hiện có nhằm nâng cao năng suất và thu nhập. Bà Mai Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), cho biết giá ca cao tăng mạnh trong thời gian qua đã giúp nhiều hộ nông dân có thêm nguồn lực để đầu tư chăm sóc, cải tạo lại vườn ca cao trên diện tích hiện có, từ đó nâng cao năng suất và thu nhập. Theo bà Mai Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Na (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk), dù giá ca cao đang ở mức kỷ lục, người dân vẫn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mở rộng diện tích sao cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng, cũng như khả năng đầu tư của gia đình. Nếu phát triển diện tích ồ ạt, không theo quy hoạch, rất dễ dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, dẫn đến rớt giá. Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có hơn 1.000ha ca cao – một trong năm loại cây công nghiệp chủ lực của tỉnh. Tỉnh đang triển khai đề án phát triển ngành hàng ca cao bền vững, trong đó tập trung rà soát vùng trồng, cơ cấu giống, liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ. Theo ông Phạm Văn Lương, Giám đốc Tổ chức Helvetas Việt Nam, để ca cao Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu, Mỹ – nơi có yêu cầu cao về nguồn gốc và phát thải – cần có chính sách hỗ trợ nông dân kỹ thuật, tín dụng và tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn. Đây cũng là “tấm vé” để sản phẩm Việt khẳng định vị thế nông sản chất lượng cao. Theo CÔNG NAM/ DÂN VIỆT |
Vịt trời đẻ 'trứng vàng', nông dân vùng đất trũng phèn thu lãi cao
Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng
Tay ngang làm nghề lạ, 9X đưa ốc gác bếp thành đặc sản Tây Đô
Thứ quả mọc hoang xưa dân vùng Bảy Núi để rụng đen gốc, giờ bỗng dưng nhiều người săn lùng, tìm mua bằng được
Loại nấm "nhớt ăn mới ngon" người Nhật Bản săn tìm, giá 500.000 đồng/kg, ở Việt Nam đã có người trồng bán
Giá cá ngừ sọc dưa quá thấp, ngư dân muốn bỏ biển
Độc đáo sản phẩm 'Cua lột Xứ Dừa'
Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất
Nuôi thỏ tuần hoàn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công một giống cá đắt tiền, bán 1 triệu đồng/kg, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn đang nghiên cứu