TRANG CHỦ  GIỚI THIỆU  TIN TỨC  SẢN PHẨM  THỜI TIẾT  LIÊN HỆ 
Nông nghiệp đó đây
[ ]
Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng

Từ ao tôm kém hiệu quả đến trang trại tiền tỉ

Ông Dũng kể, những năm 2010, trong bối cảnh sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên suy giảm thì nuôi trồng thủy sản nước lợ nổi lên như một hướng đi tiềm năng tại ĐBSCL. Nhận thấy cá chẽm có khả năng thích nghi tốt với điều kiện của vùng mặn xâm nhập ở Sóc Trăng, ông quyết định chuyển đổi ao tôm thành ao nuôi cá chẽm.

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 1.
Ông Dũng được mệnh danh “vua cá chẽm” ở miền Tây - ẢNH: DUY TÂN

Ban đầu, do thị trường còn lạ lẫm, ông thả nuôi khiêm tốn trên diện tích 1,5 ha. Năm đầu tiên, thu hoạch khoảng 50 - 70 tấn cá. Với tư duy "vừa làm vừa học", ông từng bước mở rộng quy mô. Đến cuối năm 2019, ông quyết định ngừng nuôi tôm hoàn toàn, đầu tư toàn lực vào cá chẽm với quy mô 40 ha theo hướng thâm canh công nghiệp.

"Vừa nuôi vừa đúc kết kinh nghiệm, tôi tăng dần diện tích, số lượng nuôi. Bên cạnh đó, cơ hội mở ra khi cá chẽm được xuất khẩu, tôi từng bước mở rộng quy mô", ông Dũng bộc bạch.

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 2.
Trang trại nuôi cá chẽm của ông Dũng vào vụ thu hoạch - ẢNH: DUY TÂN

Trang trại đầu tư bài bản với hệ thống xử lý nước tuần hoàn, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định cho cá phát triển. Theo ông Dũng, để nuôi cá chẽm thành công, yếu tố tiên quyết là kiểm soát chất lượng nước, đặc biệt là độ mặn phải duy trì từ 5 - 15‰. Con giống phải chọn lọc kỹ, đạt kích cỡ chuẩn khoảng 10cm khi thả nuôi. Thời gian nuôi từ 8 - 12 tháng, tùy theo thị trường tiêu thụ.

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 3.
Nhân công thu hoạch cá chẽm - ẢNH: DUY TÂN

"Tùy theo mức độ đầu tư, người nuôi cá chẽm có thể lựa chọn hình thức nuôi quảng canh, thâm canh hoặc bán thâm canh. Tuy nhiên, yếu tố tiên quyết là chất lượng nước, độ mặn, con giống đạt chuẩn", ông Dũng nói.

Với ông Dũng, làm nông nghiệp không chỉ là chuyện sản xuất. Muốn phát triển bền vững phải xây dựng nền kinh tế nông nghiệp dựa trên 4 trụ cột: hạ tầng hoàn thiện; đội ngũ nhân sự và hệ thống quản trị chặt chẽ; ứng dụng khoa học kỹ thuật; xác định nhu cầu, kiểm soát chất lượng sản phẩm để xuất khẩu.

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 4.
Trang trại nuôi cá chẽm của ông Dũng hiện có quy mô lớn nhất ĐBSCL - ẢNH: DUY TÂN

Đưa cá chẽm Sóc Trăng vươn ra thế giới

Hiện nay, trang trại của ông Dũng là cơ sở nuôi cá chẽm quy mô lớn nhất khu vực ĐBSCL, mỗi năm cung ứng hơn 1.000 tấn cho các nhà máy chế biến xuất khẩu phi lê cá chẽm sang Thái Lan, Úc, Mỹ, Canada và Trung Đông. Đồng thời, có khoảng 2.000 tấn tiêu thụ trong nước, chủ yếu ở TP.HCM, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang... Nhờ đó, ông có doanh thu hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 5.
Mỗi năm, trang trại của ông Dũng cung ứng hơn 1.000 tấn cá chẽm cho các nhà máy chế biến xuất khẩu phi lê cá chẽm - ẢNH: DUY TÂN

Ông Dũng cho biết, giá cá chẽm dao động tùy theo thị trường. Nếu tiêu thụ nội địa, cá đạt kích cỡ trên 1 kg/con thì khoảng 90.000 đồng/kg. Tuy vậy, thị trường cũng không ít biến động, thậm chí có lúc chỉ khoảng 70.000 đồng/kg. "Giá cá hôm nay phản ánh quyết định của người nuôi vài năm trước. Khi nhiều người lỗ vốn, không tái sản xuất thì nguồn cung sụt giảm, giá tăng. Khi mọi người ào ạt tái đàn thì giá lại rớt mạnh", ông Dũng phân tích.

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 6.
Cá chẽm Sóc Trăng được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Trung Đông… dưới dạng phi lê - ẢNH: DUY TÂN

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Dũng còn hợp tác với 5 - 10 hộ nuôi trong khu vực, hỗ trợ kỹ thuật, con giống và thu mua cá đạt chuẩn. Ông xây dựng đội ngũ 10 kỹ sư theo dõi trực tiếp tại các vùng nuôi, đảm bảo chất lượng đồng đều và truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đó yếu tố then chốt để cạnh tranh với các thị trường lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…

Rẽ hướng từ tôm sang cá chẽm, nông dân miền Tây thu lãi hàng trăm tỉ đồng- Ảnh 7.
Mô hình nuôi cá chẽm đang được nhiều nông dân Sóc Trăng lựa chọn phát triển - ẢNH: DUY TÂN

Dù thành công, ông Dũng luôn giữ tinh thần cẩn trọng: "Thủy sản là ngành cạnh tranh khốc liệt, không thể làm theo kiểu ăn xổi. Muốn đi đường dài phải có kiến thức, sự kiên trì và đặc biệt là liên kết chặt chẽ giữa người nuôi, nhà máy chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu".

Ông Phan Văn Hà, Trưởng trạm khuyến nông H.Trần Đề, cho biết giá cá chẽm chịu nhiều tác động từ chi phí sản xuất, biến động thị trường. Do đó, người nuôi cần xây dựng chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để phát triển bền vững. Ngoài ra, nông dân cần tính toán kỹ lưỡng, có sự chuẩn bị khi tiếp cận mô hình này bởi vốn đầu tư khá lớn.

Theo DUY TÂN/ THANH NIÊN 

Đầu trang Gởi E-mail Bản in
Các tin khác
  • Vịt trời đẻ 'trứng vàng', nông dân vùng đất trũng phèn thu lãi cao
  • Giống cây từng bị bỏ rơi, bất ngờ nay là "cây hái ra tiền", nông dân Đắk Lắk tranh nhau mua
  • Tay ngang làm nghề lạ, 9X đưa ốc gác bếp thành đặc sản Tây Đô
  • Thứ quả mọc hoang xưa dân vùng Bảy Núi để rụng đen gốc, giờ bỗng dưng nhiều người săn lùng, tìm mua bằng được
  • Loại nấm "nhớt ăn mới ngon" người Nhật Bản săn tìm, giá 500.000 đồng/kg, ở Việt Nam đã có người trồng bán
  • Giá cá ngừ sọc dưa quá thấp, ngư dân muốn bỏ biển
  • Độc đáo sản phẩm 'Cua lột Xứ Dừa'
  • Vườn sầu riêng 'nói không' với hóa chất
  • Nuôi thỏ tuần hoàn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm
  • Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công một giống cá đắt tiền, bán 1 triệu đồng/kg, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn đang nghiên cứu

Trang chủ | Giới thiệu | Sản phẩm | Giỏ hàng | Liên hệ | Đầu trang
Copyright 2025 © KDT Group 2010