Kỹ thuật nuôi tằm bằng lá sắn
Lá sắn sinh ra tiền!
Do đây là một nghề mới, sử dụng lao động phụ lúc nông nhàn, nguyên liệu chính là lá sắn được coi là thứ bỏ đi, trứng giống tằm nhiều hộ biết tự sản xuất nên khó thống kê được chính xác sản phẩm kén, tơ các tỉnh đang làm ra. Một nông dân ở xã Tân Đông, huyện Tân Châu cho biết: 1 ha sắn hàng năm có thể hái ra 4,8 tấn lá đủ nuôi 30 hộp trứng mà không ảnh hưởng đến năng suất củ sắn. Mỗi hộp trứng do chi nhánh Xí nghiệp dâu tằm tơ Lộc Đức cung cấp có giá 10.000 đồng, có thể làm ra 2 kg vỏ kén. Ngoài sản phẩm chính này, một hộp trứng nuôi cho ra 8 kg xác nhộng tằm và 40 kg phân tằm. Tất cả sản phẩm phụ này đều có thể bán được. Nhộng tằm được bán với giá 8.000 đ/kg đủ để chế biến làm thức ăn gia súc, phân tằm được nhiều nơi đặt mua giá 1.000 đ/kg để bón trở lại cho nhiều loại cây trồng. Như vậy một ha sắn trồng giống mới, năng suất bình quân là 20 tấn/ha, sau 10 tháng cũng chỉ thu được 7 triệu đồng. Có thêm nghề hái lá nuôi tằm, mỗi ha sẽ thu thêm được 60 kg vỏ kén, 240 kg nhộng và 2400 kg phân tằm, thu được thêm 9 triệu đồng. Cứ 1,5 kg vỏ kén quay ra được 1 kg tơ, gia đình chịu khó ươm thì thu nhập tăng thêm 3 triệu đồng. Như vậy, 1 ha sắn cho thu nhập từ củ tơi và các sản phẩm tằm, tổng cộng lên tới 19 triệu đồng. Đây quả là con số về hiệu quả sử dụng đất khá lý tưởng. Cần một chương trình đầu tư rộng Mỗi loại hàng hóa ra đời, được ưa chuộng trên thị trường đều có những thời cơ theo quy luật thị trường. Khi tơ tằm dâu gặp lao đao vì giá cả thị trường, cán bộ Xí nghiệp Dâu Tằm Tơ Lộc Đức đã vợt sông Đồng Nai đến với vùng trồng sắn tỉnh Bình Phước mở nghề mới. Con tằm sắn phù hợp với vùng khí hậu có nhiệt độ 24-28oC phát triển thuận lợi ở vùng đất miền Đông, nơi có các nhà máy chế biến tinh bột và diện tích trồng sắn lớn nhất nước. Vải sợi thô dệt từ tơ tằm sắn có độ xốp cao hơn lụa tơ tằm nhưng vẫn có đặc tính tối u của tơ lụa: mịn mát khi mùa nóng và ấm áp trong mùa lạnh. Trung Quốc vốn là nước làm ra lượng lụa từ dâu tằm lớn nhất thế giới nhưng rất ít vùng trồng sắn nên "ăn" rất mạnh mặt hàng mới này. Các tỉnh Sơn La, Mộc Châu mới đây cũng đã cử người vào Bảo Lộc tiếp thu nghề mới. Triển vọng của ngành tơ tằm sắn rõ ràng có ý nghĩa kinh tế xã hội rất lớn ở các vùng miền núi, cao nguyên, nơi cây sắn vẫn được xem là cây hoa màu chính. Kinh nghiệm của nghề tằm dâu lâu nay cho thấy: việc làm ra trứng giống có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, chất lượng kén và tơ. Lượng trứng giống sản xuất của Xí nghiệp Lộc Đức đáng đợc Tổng công ty đầu tư để đáp ứng đủ nhu cầu nuôi tằm sắn. Không nên để các hộ tư nhân tự phát làm trứng giống tràn lan như đã xảy ra, đem nhiều tai hại ở trứng tằm dâu. Từ trứng đến kén con tằm lột xác 4 lần, chỉ trong vòng 18-22 ngày là có thể thu kén. Chất lượng lá cho tằm ăn từ non đến già phải phù hợp theo từng lứa tuổi. Hiện tại ngành trồng sắn đã có các loại giống trồng gối vụ quanh năm nhưng cây sắn cần được đầu tư phân bón thích đáng để thu cả củ lẫn lá. Được biết, Tổng công ty dâu tơ tằm đã cử cán bộ sang Trung Quốc ký hợp đồng nhập dây chuyền máy sản xuất 200 tấn sợi tằm sắn/năm. Con đờng từ sản xuất thủ công tiến lên làm ăn lớn với một mặt hàng mới đã hình thành rõ nết, nhưng cũng cho thấy cần được sự phối hợp đồng bộ của các ngành mà trước hết là xây dựng được đội ngũ khuyến nông, thị trường. Hy vọng rằng con tằm sắn sẽ đóng vai trò đáng kể cho việc phát triển một ngành nghề mới ở nông thôn. Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam |
Lúa OM468 năng suất hơn 8 tấn/ha trong thời tiết bất thuận
Thời tiết diễn biến phức tạp, cần chuẩn bị tốt cho vụ hè thu
Giống tốt - nền tảng xây dựng thương hiệu gạo Việt
Enzyme và thảo dược thay thế kháng sinh trong nuôi lươn không bùn
'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm
Nhân giống chè shan cổ thụ
Bộ giống lúa của Vinaseed thích hợp sản xuất cả 2 vụ trong năm
Bảo quản sầu riêng tươi trong 3 tuần, quả chín tự nhiên
Chăn nuôi an toàn không dịch bệnh là 'chìa khóa' cho sinh kế bền vững
Giống lúa TBR97 năng suất 76 tạ/ha tại Huế